HƯỚNG DẪN VÀ TÀI LIỆU TỰ HỌC QUẢN TRỊ WEBSITE A ĐẾN Z++

Website hiện đang là một công cụ Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng mới hiện nay. Công đoạn quản trị website được thực hiện song song với các kênh bán hàng offline nhằm tăng doanh số, tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, website còn có chức năng quảng bá mạnh mẽ, tiếp cận số lượng lớn người dùng trong thời đại 4.0 này.

Tất cả đã cho thấy việc quản trị website quan trọng đến như thế nào. Tuy vậy, việc quản trị website đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn, bản thân doanh nghiệp phải thật sự hiểu rõ quá trình thiết lập website để công việc quản trị trở nên dễ dàng hơn.

Hãy cùng Dsmart tìm hiểu về quá trình quản trị website cùng những tài liệu liên quan mà các quản trị viên website nên tham khảo nhé.

1- Quản trị website là gì?

quan-tri-web-la-gi

Bạn cần biết quản trị website là như thế nào trước khi bắt đầu.

Quản trị website là một quá trình vận hành, quản lý và bảo dưỡng website trong thời gian hoạt động.

Công việc nay bao gồm bề nổi và bề chìm, bề nổi là cung cấp những bài viết chất (cả về ngôn từ lẫn hình ảnh), tương tác trực tiếp với người dùng trên website, dẫn đường cho người dùng lướt đến các trang trên website của bạn… Vậy làm thế nào mà bề nổi này có thể hoạt động? Bề chìm của công việc quản trị website sẽ quyết định điều đó, nó bao gồm công đoạn lập trình – cài đặt plugin – thiết kế giao diện – viết nội dung cùng nhiều công đoạn nhỏ khác để tạo nên một website hoàn hảo.

Ngoài ra, việc quản trị website còn bao gồm cả phần quản lý rủi ro cùng việc quan tâm đến các chỉ số có liên quan đến website như click, CTR, session… Tất cả công đoạn này giúp bạn đưa ra phương án cải thiện website tốt hơn.

2- Tầm quan trọng của quản trị website

tam-quan-trong-cua-quan-tri-website

Quản trị website chiếm vai trò quan trọng trong nhiều chiến lược của doanh nghiệp.

Việc quản trị website sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho kế hoạch bán hàng, quảng bá của doanh nghiệp trong mọi thời điểm.

Phát triển lưu lượng truy cập vào website

Một website có nội dung hay, được cập nhật thường xuyên sẽ luôn được nhiều người dùng truy cập vào mỗi ngày. Ngoài ra, nếu nội dung trên website phù hợp với nhu cầu của người thân hay bạn bè, người dùng sẽ có xu hướng chia sẻ bài viết trên website của bạn trên nhiều platform (mạng xã hội, diễn đàn, các website cộng đồng, blog…). Điều này giúp cho website của bạn được nhiều người biết đến hơn mà bạn chẳng cần phải bỏ ra chi phí quá lớn cho công đoạn này.

Ngoài ra, việc quản trị website không chỉ dừng lại ở nội dung mà còn là những công cụ chăm sóc khách hàng trực tuyến, thông qua các plugin và dòng lệnh lập trình, để công đoạn hỗ trợ khách hàng, bán sản phẩm trở nên được tự động hóa với thời gian nhanh chóng.

Nói ngắn gọn, một website có nhiều nội dung hay để người dùng tham khảo, sở hữu giao diện thân thiện với người dùng và được thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng tự động hiện đại sẽ có nhiều khách hàng truy cập hơn.

Tiết kiệm chi phí và mở rộng thị trường mục tiêu

Việc bán hàng truyền thống sẽ khiến doanh nghiệp tốn chi phí thuê lực lượng nhân sự lớn cùng mặt bằng trưng bày sản phẩm. Với website, doanh nghiệp chỉ cần 1-2 quản trị viên website có kinh nghiệm thôi là bạn có thể quảng bá sản phẩm, thương hiệu của bạn đến hàng triệu người dùng trên Internet. Chính vì thế mà việc quản trị website trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, website còn cho bạn khả năng tiếp cận không giới hạn cả về địa lý, thời gian và số lượng người dùng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản thôi, thương hiệu của bạn sẽ được người dùng biết đến thông qua website của mình, từ đó cải thiện vị thế cạnh tranh với các đối thủ và xây dựng bộ mặt của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

3- Các công việc của một quản trị viên website

tam-quan-trong-cua-quan-tri-website

Những công việc mà một người quản trị website cần làm.

Lập kế hoạch triển khai nội dung theo kỳ

Như đã đề cập ở trên, bài viết chất lượng sẽ giúp website có nhiều lượng truy cập hơn. Chính vì vậy, các quản trị viên website cần phải lập ra chiến lược nội dung theo từng thời điểm để họ luôn cập nhật nội dung trên website mỗi ngày.

Khi triển khai nội dung trên website, hãy nằm lòng các nội dung quan trọng sau đây: Thông tin doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, tầm nhìn – sứ mệnh và giới thiệu sản phẩm. Đây sẽ là những thông tin người dùng luôn tìm kiếm trên Internet.

Thực hiện sao lưu dữ liệu website khi cần thiết

Khi server hosting của website gặp phải vấn đề nghiêm trọng, các quản trị viên luôn có trách nhiệm phải sao lưu tất cả các dữ liệu của website để phục hồi lại sau khi đã khắc phục vấn đề trên.

Quản trị rủi ro trên website

Ngoài vấn đề hosting đã kể trên, website của bạn cũng có nguy cơ gặp nhiều vấn đề khác như liên kết chết, hacker xâm nhập, virus tấn công, lỗi hiển thị nội dung… Khi gặp phải sự cố, các quản trị viên sẽ phối hợp với đội ngũ lập trình website để khắc phục ngay trong thời gian ngắn, để downtime của website không bị kéo dài quá lâu làm ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập hàng ngày trên trang web.

Tối ưu hóa website

Quản trị viên website cần phải đưa website lên top đầu kết quả tìm kiếm trên các search engine như Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc… Để làm được điều này, họ cần phải tối ưu nội dung chuẩn SEO, thân thiện với công cụ tìm kiếm giúp nó dễ dàng tiếp thu nội dung truyền tải của bài viết trên website trên phương diện ngôn ngữ kỹ thuật.

Triển khai quảng cáo cho website

Bên cạnh việc SEO website trên search engine, các quản trị viên website còn đẩy mạnh quảng bá trang web trên nhiều platform khác, đặc biệt là social media (Facebook, Instagram, Twitter…). Ngoài ra, email marketing cũng được xem là kênh quảng cáo website khá hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

4- Trọn bộ tài liệu tự học quản trị website cho người mới

tai-lieu-hoc-quan-tri-web

Một số tài liệu giúp bạn học quản trị website hiệu quả hơn.

4.1- Tài liệu xây dựng nội dung của web

Để quản trị website tốt, hãy luôn nhớ rằng “Content is King” (Nội Dung là Vua). Sau đây là những tài liệu hay để bạn có thể tham khảo triển khai nội dung trên website hay.

  1. Làm Content Website là để làm gì? – Giúp bạn dễ dàng hình dung mục đích làm nội dung website để tránh bị “lan man”
  2. Cách viết bài thân thiện với người đọc – Một bài viết hay, dễ đọc sẽ thu hút người dùng xem tốt hơn. Đây sẽ là tài liệu giúp bạn làm được nội dung chất lượng.
  3. Bí mật để thành công với nghề Content Writer – Bài viết sẽ giúp bạn thấy được những mấu chốt của một copywriter giỏi, từ đó giúp bạn hình dung ra một content chất lượng phải có yếu tố gì.
  4. Website của bạn có đáng tin không? – Tài liệu giúp bạn xây dựng một website chuyển đổi cao, giảm bounce rate và có session dài trên từng truy cập khác nhau.
  5. Làm Content không nhất thiết phải biết Content Marketing – Bạn không học giỏi Văn? Khi bạn giỏi về IT nhưng lại bị bắt làm copywriter? Đây sẽ là tài liệu giải mã cho bạn.
  6. Làm Content bắt đầu từ đâu? – Bài viết hay xuất phát từ ý tưởng chất. Tài liệu này sẽ hướng dẫn cách để bạn tìm ra ý tưởng chất này.
  7. Sự khác nhau Content Writing và Copywriting – Viết hay thì ai cũng làm được, nhưng để viết đúng insight khách hàng thực tế không hề dễ dàng. Tài liệu sau sẽ giúp bạn xây dựng content website chất lượng, thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
4.2- Hướng dẫn các vấn đề về bảo mật cho website

Nhắc đến vấn đề bảo mật website, người ta thường nhắc đến chứng chỉ SSL, đơn giản vì đây là công nghệ giúp cải thiện tính bảo mật và uy tín của website trên các search engine. SSL (viết tắt của Secure Sockets Layer) là chứng chỉ bảo mật website trên phạm vi thế giới giúp bảo quản dữ liệu, phòng chống hacker, virus xâm nhập để đánh cắp dữ liệu trên website của mình.

Nếu bạn cảm thấy xa lạ với SSL, hãy tham khảo ngay tại đây nhé: Chứng chỉ SSL – Chứng chỉ bảo mật của trang web uy tín

4.3- Tự học đánh giá, đo lường website với Google Analytics

Google Analytics giúp các quản trị viên website theo dõi các số liệu liên quan đến website như click, CTR, session… để họ đưa ra các phương án triển khai tiếp theo cho website của mình.

4.4- Một số tài liệu tự học quản trị website khác

Google cũng từng cung cấp những tài liệu về quản trị website để giúp các doanh nghiệp tạo nên những trang web thân thiện với người dùng, từ đó cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm hiện nay.

Bạn có thể tham khảo các tài liệu sau để quản trị web tốt hơn nhé

  • Hướng dẫn xây dựng chất lượng Website – Lưu ý để bạn xây dựng website tốt hơn
  • Hướng dẫn quản trị website chính – Những công đoạn quan trọng trong quản trị web
  • Hướng dẫn về khả năng tương thích của trình duyệt – Một website tương thích cần hội tụ các yếu tố trọng yếu. Tài liệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó.
  • Hướng dẫn về cấu trúc URL – Giới thiệu các liên kết trên website
  • Tìm hiểu về sơ đồ website – Cách thiết lập mô hình của một website
  • Các thẻ Meta mà Google có thể hiểu – Cách để làm hình ảnh, video trở nên dễ hiểu hơn cho Google.
  • Cảnh báo các hành vi độc hại – Một số nguyên tắc bị cấm trên website mà bạn cần lưu ý
  • Các bước để website thân thiện với người dùng – Cách làm website thân thiện cả về nội dung lẫn thiết kế giao diện.
  • Kiểm tra hiệu suất tìm kiếm của website của bạn – Cách theo dõi hành vi người dùng đối với website của bạn
  • Các câu hỏi thường gặp về quản trị web – FAQ về quản trị website có lẽ bạn cần biết.

Dsmart đã tổng hợp cho bạn những tài liệu cần thiết về quản trị website. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ quản trị trang web của mình tốt hơn.

Dsmart chúc bạn may mắn trong công việc kinh doanh nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liên hệ ngay