Tìm hiểu khái niệm “phần tử” trong HTML – 08

1) Phần tử là gì !?

– Trong trang web, thông thường thì bất kỳ một nội dung gì cũng có thể được xem là phần tử.

– Ví dụ như trong trang web nằm bên dưới: đoạn văn bản là một phần tử, trình phát audio là một phần tử, tấm hình là một phần tử, . . . .

– Một phần tử HTML thường được xác định dựa trên ba thành phần:

  1. Thẻ mở
  2. Nội dung nằm bên trong cặp thẻ (hay còn được gọi là nội dung của phần tử)
  3. Thẻ đóng

– Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà phần tử chỉ có một thành phần duy nhất chính là thẻ mở, những phần tử này được gọi là phần tử rỗng.

Ví dụ:

– Đoạn mã như bên dưới.

<p>Tài liệu hướng dẫn học Lập Trình Web</p>
<u>Từ cơ bản đến nâng cao</u>
<br>
<hr>

– Trong đó:

<p>Tài liệu hướng dẫn học Lập Trình Web</p> là một phần tử, nó có:

  • Thẻ mở là: <p>
  • Nội dung là: Tài liệu hướng dẫn học Lập Trình Web
  • Thẻ đóng là: </p>

<u>Từ cơ bản đến nâng cao</u> là một phần tử, nó có:

  • Thẻ mở là: <u>
  • Nội dung là: Từ cơ bản đến nâng cao
  • Thẻ đóng là: </u>

<br> là một phần tử rỗng

<hr> là một phần tử rỗng

 

– Lưu ý: Một phần tử thường được gọi dựa theo tên thẻ của nó, ví dụ như bốn phần tử ở phía trên sẽ được gọi lần lượt là: phần tử <p>, phần tử <u>, phần tử <br>, phần tử <hr>

2) Phần tử lồng nhau

– Thông thường, một phần tử có thể được lồng vào bên trong “phần nội dung” của một phần tử khác.

– Trong đó:

  • Phần tử mà nội dung của nó có chứa phần tử khác thì được gọi là phần tử cha.
  • Phần tử được lồng vào bên trong nội dung của phần tử khác thì được gọi là phần tử con.

Ví dụ:

<html>
    <body>
        <h1>Tài liệu HTML</h1>
        <p>Tài liệu CSS</p>
    </body>
</html>

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liên hệ ngay