QUY TRÌNH THIẾT KẾ WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐƠN GIẢN

Nắm bắt xu hướng kinh doanh online hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có nhu cầu làm website thương mại điện tử để tiếp cận tối đa thị trường tiềm năng này. Doanh nghiệp bạn cũng đang có nhu cầu tạo website thương mại điện tử? Bạn đang phân vân giữa website thương mại điện tử và website bán hàng? Trong bài viết này, Dsmart sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về website thương mại điện tử, sự khác biệt giữa nó và website bán hàng. Đặc biệt, Dsmart sẽ cung cấp thông tin về các bước thiết kế website thương mại điện tử. Cùng đọc đến cuối để biết rõ quy trình thiết kế website thương mại điện tử đơn giản các bạn nhé! 

Những điều cần biết trước khi xây dựng quy trình thiết kế website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán. Thời gian đầu, thương mại điện tử được thực hiện một phần thông qua email và các cuộc gọi điện thoại. Ngày nay, mọi giao dịch có thể diễn ra trực tuyến trên website. Có thể hiểu đơn giản hơn, làm website thương mại điện tử là quá trình buôn bán, giao dịch thông qua website, trang web này hoạt động bằng Internet. Có nhiều loại trang web thương mại điện tử khác nhau cho mọi lĩnh vực. Trong đó, phổ biến nhất là website thương mại điện tử bán lẻ, sau đó là các trang web đấu giá, trang web booking, trang web tư vấn, trang web quản lý tài chính…

Phân biệt website thương mại điện tử và website bán hàng

Để phân biệt website thương mại điện tử và website bán hàng, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của 2 loại hình website này trước tiên. Thế nào là website thương mại điện tử đã được chúng tôi nêu rõ ở phần 1, vậy website bán hàng là website gì? Sự khác biệt của 2 loại hình website này là gì? Website bán hàng là website cũng có chức năng như một website thương mại điện tử, tuy nhiên, quy mô của website này nhỏ hơn. Đồng thời giao diện và tính năng bán hàng của website bán hàng cũng được tối giản tối đa. Cụ thể, những điểm khác biệt nổi bật giữa website thương mại điện tử và website bán hàng là:

  • Quy mô của website bán hàng nhỏ hơn website thương mại điện tử: Website bán hàng thường sẽ chỉ tập trung và một ngành nghề, lĩnh vực bán lẻ nhất định. Trong đó, website thương mại điện tử sẽ cung cấp đa dạng dịch vụ và ngành nghề hơn.
  • Website thương mại điện tử bao gồm nhiều tính năng nâng cao hơn website bán hàng: thanh toán, vận chuyển, tìm kiếm nâng cao… để đáp ứng đa dạng lĩnh vực kinh doanh và số lượng lớn khách hàng. Chính vì điều này mà chi phí thiết kế website thương mại điện tử sẽ cao hơn website bán hàng.
Lợi ích của xây dựng website thương mại điện tử

Bên cạnh những khác biệt nổi bật giữa website thương mại điện tử và website bán hàng, website thương mại điện tử có rất nhiều lợi ích khiến doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi đang có nhu cầu thiết kế website. Dsmart xin được đưa ra một số lý do vì sao doanh nghiệp nên tạo website thương mại điện tử thay cho website bán hàng. Trong xu hướng phát triển hình thức kinh doanh online mạnh mẽ hiện nay, website thương mại điện tử trở thành công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, cũng như quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp xa hơn. Website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cập nhật các thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng nhanh chóng hơn, tăng tương tác với khách hàng nhanh chóng qua các tính năng trực tuyến hỗ trợ.

Việc doanh nghiệp tương tác nhanh chóng với khách hàng cũng giúp bạn tạo được sự uy tín, độ tin cậy trong lòng khách hàng hơn. Với việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh trên website, quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp sẽ được tối ưu nhất, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Nếu chi phí vận hành doanh nghiệp được tối ưu tối đa thì doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều. Cuối cùng, website thương mại điện tử sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách truy cập mua hàng, điều này sẽ tạo ra lợi thế giúp bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Hướng dẫn quy trình thiết kế website thương mại điện tử đơn giản

Khách hàng ngày nay thường có xu hướng mua sắm trực tuyến, vì vậy, việc xây dựng website thương mại điện tử cho riêng mình là vô cùng cần thiết với doanh nghiệp. Vậy, quy trình thiết kế web thương mại điện tử bao gồm những bước nào? Doanh nghiệp nên lưu ý những điều gì trong quy trình thiết kế website thương mại điện tử?

1. Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

thi-phan-nen-tang-thuong-mai-dien-tu-2020_1.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình nền tảng thương mại điện tử phù hợp. Nền tảng thương mại điện tử là phần mềm cho phép bạn khởi tạo một cửa hàng trực tuyến và quản trị trên đây. Tại đây, bạn được cung cấp các công cụ để tạo và quản lý trang web, bao gồm các sản phẩm và hoạt động bán hàng. Hầu hết các chuyên gia làm website thương mại điện tử sử dụng chức năng kéo và thả trên các nền tảng này.

Có rất nhiều nền tảng để tạo website thương mại điện tử, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như Shopify, WooCommerce, Magento.

  • Shopify: Shopify là nền tảng website thương mại điện tử được thành lập vào năm 2006 bởi Tobias Lutke, Daniel Weinand và Scott Lake. Shopify được đánh giá là nền tảng thương mại điện tử có sẵn, tự động và dễ sử dụng. Shopify có hàng trăm mẫu giao diện thương mại điện tử có thể sử dụng phù hợp với từng ngành hàng.Nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cho website các chức năng có thể dễ dàng tùy chỉnh tại app store. Thêm 1 ưu điểm nữa của nền tảng này là doanh nghiệp sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ 24/7 qua điện thoại, email và trò chuyện trực tiếp khi gặp bất cứ vấn đề gì.
  • WooCommerce: Đây là 1 plugin miễn phí được sử dụng trong quy trình tạo website thương mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất. WooCommerce bổ sung gần như toàn diện các chức năng cần thiết cho một trang bán hàng đơn giản cần có. Nền tảng này có tính năng cài đặt và tùy chỉnh dễ dàng, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa hoạt động Marketing.

Khi lựa chọn nền tảng website thương mại điện tử, bạn cần lưu ý những điều sau để lựa chọn được nền tảng phù hợp với doanh nghiệp mình:

  • Loại ngôn ngữ mà nền tảng đó sử dụng, điều này sẽ ảnh hướng đến việc thực hiện các tùy biến trên website sau này.
  • Cân nhắc giữa nền tảng trả phí và nền tảng mất phí. Trong đó mỗi nền tảng sẽ có những ưu điểm riêng. Lựa chọn nền tảng trả phí sẽ cung cấp hỗ trợ tốt hơn các bản miễn phí, trong khi nền tảng miễn phí có thể sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng.
  • Các cổng thanh toán và phương thức vận chuyển có thể tích hợp được trên nền tảng website.
2. Lựa chọn Domain và Hosting

website-domain-hosting-dsmart_1

Cũng như việc thiết kế các loại hình website khác, doanh nghiệp cần lựa chọn tên miền và hosting cho website thương mại điện tử. Trong khi tên miền được ví giống như thương hiệu, giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp bạn thì hosting là nơi lưu trữ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng website bán hàng cho doanh nghiệp.

Tên miền của website thương mại điện tử cần ngắn gọn, trực quan, dễ nhớ và gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy, khi lựa chọn tên miền cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp, bạn nên lưu ý những điều gì để lựa chọn tên miền phù hợp và ấn tượng. Có 2 điều bạn chắc chắn phải ghi nhớ đó là tên miền được lựa chọn phải gắn liền với thương hiệu và sử dụng phần mở rộng tên miền để tăng giá trị cho thương hiệu. Cụ thể, sử dụng tên miền là tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm kinh doanh và tên miền mở rộng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh là sự lựa chọn tuyệt vời. Chẳng hạn, doanh nghiệp bạn kinh doanh quần áo thời trang nữ và tên thương hiệu của bạn là Alora thì tên miền phù hợp là Alora.vn hoặc Alora.shop.

Còn về hosting, hosting thương mại điện tử (E-commerce hosting) là gói hosting được tạo ra dành riêng cho các website thương mại điện tử. Website thương mại điện tử đòi hỏi một hosting chất lượng tốt, đường truyền ổn định, nhanh chóng để có thể đáp ứng được tất cả mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Những đặc điểm chung của hosting thương mại điện tử thường là:

  • Chứa nguồn dữ liệu cực lớn: text, hình ảnh, âm thanh với dung lượng lớn.
  • Có các chức năng nâng cao: đặt hàng, kiểm soát đơn hàng, thanh toán trực tuyến…
  • Tiếp nhận lưu lượng truy cập lớn, xử lý nhiều giao dịch trong cùng một thời điểm.
  • Dữ liệu được bổ sung và cập nhật liên tục.
  • Hoạt động ổn định, tốc độ tải nhanh, thân thiện với người dùng.
  • Thường dùng các mã nguồn chiếm dụng nhiều tài nguyên: Magento, OpenCart, Prestashop…
  • Yêu cầu bảo mật cao vì tiếp cận các thông tin cá nhân của người dùng.

Mã nguồn của hosting thương mại điện tử được lưu trên ổ cứng SSD với công nghệ RAID 10, giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Về quản trị hệ thống, E-commerce hosting chạy hệ điều hành Cloud Linux và Control Panel của cPanel giúp hạn chế ảnh hưởng bởi các hosting khác trong hệ thống. Hosting thương mại điện tử được nhà cung cấp quản trị hoàn toàn, vì vậy bất kể người dùng nào có sẵn website đều có thể dễ dàng sử dụng.

3. Logo và giao diện website

thiet-ke-logo-giao-dien-web

Logo là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, biểu tượng đặc trưng tóm gọn tất cả giá trị và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Đồng thời, logo cũng là phương tiện giúp người dùng nhận biết doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào. Có rất nhiều dạng logo khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là logo dạng chữ, số; logo dạng đồ họa và cuối cùng là logo kết hợp. Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là “Làm thế nào để thiết kế logo cho website thương mại điện tử?” Bạn có thể tham khảo các bước thiết kế logo sau đây:

Bước đầu tiên là lên ý tưởng cho logo. Vì logo chính là biểu tượng thể hiện thương hiệu nên trước khi thiết kế logo bạn cần xác định chính xác giá trị và mục tiêu mà thương hiệu hướng đến. Bạn có thể dựa vào ưu điểm của sản phẩm cũng như khách hàng mục tiêu và phong cách doanh nghiệp muốn hướng đến để phác họa những ý tưởng ban đầu cho logo. Tiếp theo, sau khi đã phác họa được ý tưởng cho logo, bạn cần lựa chọn các biểu tượng, hình ảnh để làm rõ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Bạn cần kết hợp các biểu tượng này với font chữ, màu sắc, kí hiệu khác nhau để tạo nên một bản thiết kế hài hòa nhất. Sau khi đã hoàn thành bản thiết kế, bạn có thể tham khảo ý kiến của khách hàng để từ đó điều chỉnh thành bản thiết kế hoàn hảo nhất. Nếu vẫn chưa thể tìm ra ý tưởng cho logo hoặc gặp khó khăn trong khâu thiết kế, bạn có thể tìm đến các đơn vị thiết kế website thương mại điện tử như Dsmart để được tư vấn rõ hơn.

Nếu như logo thể hiện giá trị thương hiệu của doanh nghiệp thì giao diện chính là bộ mặt của website, giúp thu hút khách hàng truy cập vào mua hàng. Để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, giao diện của website thương mại điện tử cần đẹp, thu hút và chuẩn SEO. Tuy nhiên, muốn giữ chân khách hàng và kích thích họ mua hàng thì giao diện của doanh nghiệp cần thích ứng với tất cả các thiết bị, đặc biệt là thiết bị di động, thân thiện và điều hướng người dùng tốt. Giao diện website thương mại điện tử sẽ bao gồm các chức năng hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp với các tính năng chuyên biệt và nâng cao như giỏ hàng, tìm kiếm nâng cao. Về phía khách hàng, website thương mại điện tử sẽ chứa các button, icon, call to action… giúp điều hướng để kích thích hoạt động mua hàng và tối giản nhất có thể quy trình mua hàng. Hệ thống kho giao diện phong phú, đa dạng của Dsmart có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí của một website thương mại điện tử. Đặc biệt, giao diện của website thương mại điện tử sẽ được linh hoạt tùy chỉnh dựa trên mong muốn và nhu cầu của doanh nghiệp.

4. Tích hợp các tính năng bảo mật, thanh toán và vận chuyển

tich-hop-thanh-toan-van-chuyen

Thanh toán, vận chuyển và bảo mật thông tin tối đa cho khách hàng là những lợi thế hàng đầu của một website thương mại điện tử. Đây cũng là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng sử dụng các website thương mại điện tử để kinh doanh. Tuy nhiên, thanh toán và vận chuyển vẫn đang là rào cản không hề nhỏ trong việc phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp ở Việt Nam. Khách hàng sẽ chỉ lựa chọn mua hàng tại website của doanh nghiệp bởi có hình thức thanh toán và vận chuyển mà họ mong muốn, thông tin của khách hàng được bảo mật tối đa. Để kinh doanh hiệu quả, website thương mại điện tử của bạn cần được tích hợp đầy đủ các phương thức thanh toán, từ các cổng thanh toán trực tuyến đến ví điện tử. Đồng thời, đa dạng các phương thức vận chuyển để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và mong muốn của mình.

Cùng với hình thức thanh toán online, khách hàng sẽ lo lắng về nguy cơ rò rỉ thông tin vào tay kẻ xấu. Đây cũng là tâm lý thông thường của rất nhiều khách khi mua hàng. Việc của doanh nghiệp là làm sao để khắc phục vấn đề này và tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng thương mại điện tử uy tín và Magento là nền tảng có tính bảo mật rất cao mà chúng tôi muốn đề xuất với bạn, đồng thời kết hợp với các chứng chỉ bảo mật như SSL, HTTPS, tường lửa, sao lưu dữ liệu… Thêm một điểm nữa bạn nên lưu ý ở khâu lựa chọn các tính năng thanh toán và vận chuyển khi làm website thương mại điện tử. Việc tích hợp các đơn vị vận chuyển và thanh toán thêm vào website sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, khi có nhu cầu thiết kế website điện tử, bạn cần ưu tiên lựa chọn các đơn vị thiết kế web uy tín giá rẻ đã tích hợp đầy đủ các hình thức thanh toán và vận chuyển vào website hoặc dễ dàng tích hợp thêm các phương thức thanh toán và vận chuyển khác trong tương lai.

5. Cập nhật thông tin, nội dung website 

cap-nhat-thong-tin-webiste

Các thông tin bạn cần chuẩn bị cho website thương mại điện tử bao gồm: thông tin về doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp kèm theo các chính sách bán hàng cũng như hướng dẫn khi mua hàng cho khách hàng tham khảo. Về sản phẩm: Doanh nghiệp nên thu hút khách hàng thông qua các hình ảnh bắt mắt, màu sắc thu hút khách hàng, bởi họ sẽ bị ấn tượng bởi cách trình bày sản phẩm như hình ảnh, mẫu mã, màu sắc và cách bố cục sản phẩm giúp cho bạn dễ bán được hàng hơn. Đồng thời đừng quên thể hiện các thông tin về sản phẩm nổi bật, hàng giảm giá hoặc sản phẩm liên quan trên các banner hoặc các mục trên thanh menu để thu hút khách hàng. Hoặc đồng hồ đếm ngược thời gian giảm giá sản phẩm sẽ kích thích khách hàng mua hàng nhanh hơn.

Về thông tin doanh nghiệp: Đây là thông tin khách hàng quan tâm thứ 2 (sau thông tin sản phẩm) trước khi muốn đưa ra quyết định mua hàng. Bạn cần giới thiệu đến khách hàng các thông tin về doanh nghiệp mình một cách chi tiết và rõ ràng: giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm chính cung cấp, thông tin liên hệ (địa chỉ, email, điện thoại). Sau khi tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp, khách hàng sẽ quan tâm đến quyền lợi của họ khi mua hàng qua các chính sách chăm sóc, hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp. Vì thế hãy thể hiện thông tin về chính sách bảo mật, chính sách thanh toán, chính sách vận chuyển, chính sách đổi trả, bảo hành và hoàn tiền miễn phí để khách hàng yên tâm và tiếp tục mua hàng. Sau khi cập nhật thông tin trên website thương mại điện tử, doanh nghiệp đừng quên tối ưu hóa website của mình trên các công cụ tìm kiếm hoặc triển khai các gói quảng cáo Google Ads để tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.

Trên đây là các bước hướng dẫn thiết kế website thương mại điện tử đơn giản mà Dsmart muốn giới thiệu đến các bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liên hệ ngay